TIPC Logo Trang Chủ > Tin tức mới

Hướng dẫn mô hình công dân trong tổng thể các CSDL trong CQNN

TIPC, Ngày 11/15/2021
Để đảm bảo thống nhất về dữ liệu công dân trong tổng thể các CSDL của cơ quan nhà nước, Cục Tin học hóa hướng dẫn triển khai xây dựng mô hình dữ liệu đảm bảo phù hợp với cấu trúc dữ liệu công dân trong CSDLQG về dân cư trên cơ sở kế thừa QCVN 109 của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Giới thiệu chung

Trong chính phủ điện tử, thông tin, dữ liệu ngày càng có vai trò quan trọng, là nhân tố cốt lõi trong phát triển Chính phủ điện tử. Luật CNTT đã xác định CSDL là một thành phần của cơ sở hạ tầng thông tin, Thủ tướng cũng đã xác định các CSDL quốc gia đóng vai trò tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Trong thời gian tới, thời kỳ cách mạng 4.0, CSDL lại càng đóng vai trò quan trọng, làm nền tảng, yếu tố then chốt cho triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong cả cơ quan nhà nước và các lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Hiện nay, quá trình triển khai xây dựng các Cơ sở dữ liệu đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là các Cơ sở dữ liệu quốc gia đang được gấp rút triển khai hoàn thiện. Một thực tế cho thấy, dữ liệu trong Chính phủ điện tử cũng tồn tại trong các hệ thống thông tin khá nhiều, tuy nhiên còn ở dạng manh mún, phân tán và cát cứ. Vì vậy, để đảm bảo vai trò tạo nền tảng Chính phủ điện tử, các CSDL khi xây dựng và trao đổi phải có sự ràng buộc chặt chẽ thống nhất với nhau để tối ưu hóa nguồn lực xây dựng các cơ sở dữ liệu, tạo sự thống nhất trong quản lý điều hành giữa các cơ quan nhà nước.

Dữ liệu công dân là một trong những dữ liệu quan trong nhất phục vụ quản lý nhà nước. Dữ liệu công dân có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước khác nhau từ Trung ương đến địa phương. Chính vì vậy, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng và lấy làm cơ sở dữ liệu gốc về dân cư là bước đi phù hợp nhằm thống nhất quản lý thông tin về dân cư, tránh việc cát cứ và không đồng bộ dữ liệu dân cư, chia sẻ và trên cơ sở đó đơn giản hóa các thủ tục hành chính giấy tờ công dân và doanh có liên quan.

Chính vì vậy, việc đồng bộ, tham chiếu các Cơ sở dữ liệu khác nhau đặc biệt các cơ sở dữ liệu quốc gia với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cần thiết để đảm bảo sự thống nhất về dữ liệu đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật về việc xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ, duy trì các CSDL (Nghị định 64/2007/NĐ-CP) “Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định bảo đảm sự tương thích, thông suốt và an toàn giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình chia sẻ, trao đổi thông tin” (Khoản 1, Điều 13); “Cơ sở dữ liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được xây dựng và tổ chức phù hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia” (Khoản 6, Điều 13).

 

1.2. Mục đích của mô hình quan hệ các cơ sở dữ liệu về dân cư

Mô hình quan hệ giữa các cơ sởdữ liệu về dân cư trong ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia nói riêng sẽ có mục đích sau:

- Cung cấp mô hình tổng thể về mối quan hệ giữa các cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước nói chung và cơ sở dữ liệu quốc gia nói riêng đối với dữ liệu về công dân. Hướng dẫn đảm bảo yêu cầu sự tương thích, thông suốt theo quy định của pháp luật giữa các Cơ sở dữ liệu quốc gia để đảm bảo thông tin về công dân trong các CSDL là thống nhất và đồng bộ.

- Hướng dẫn các cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia triển khai xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật về dữ liệu đảm bảo sự tương thích, phù hợp giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia đối với dữ liệu về công dân.

1.3. Căn cứ pháp lý, kỹ thuật

- Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/ 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

- Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử;

- Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định các yêu cầu kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia;

- Thông tư số 02/2017/TT-BTTTT ngày 04/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư";

- Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;

1.4. Từ ngữ và khái niệm

Trong hướng dẫn này, các khái niệm sau đây được hiểu như sau:

  • Thực thể công dân: là một con người tự nhiên (sinh học) đã và đang tồn tại trong thế giới thực.
  • Thể nhân hay đối tượng công dân quản lý: là đối tượng được thể hiện bằng các thông tin được quản lý bởi các cơ quan nhà nước tương ứng với một thực thể công dân (thể nhân có thể được thể hiện bằng nhiều loại thông tin với nhiều hình thức khác nhau như thông tin trên văn bản, giấy tờ, cơ sở dữ liệu... nhưng cùng chỉ đến thực thể công dân. Mỗi cơ quan, đơn vị có thể có các cách thức quản lý, lưu trữ thông tin về thể nhân khác nhau).
  • Phần tử dữ liệu công dân: là một thành phần của mô hình dữ liệu bao gồm các thuộc tính để chỉ một lớp, một loại các thực thể công dân có cùng tên đặc tính cần quản lý. Mục đích của phần tử dữ liệu công dân để thiết lập cấu trúc của dữ liệu của thể nhân do cơ quan quản lý khi xây dựng các cơ sở dữ liệu quản lý công dân. Một số tên thường dùng khác như FeatureType (trong chuẩn dữ liệu địa chính).
  • Dữ liệu đối tượng công dân: là đối tượng công dân quản lý được thể hiện giá trị của phần tử dữ liệu công dân tương ứng với thực thể công dân.

Mô hình mối liên quan các khái niệm được thể hiện như sau

 

Phần tử dữ liệu công dân, dữ liệu đối tượng công dân được thường sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

2. MÔ HÌNH QUAN HỆ CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ DÂN CƯ

2.1. Nguyên tắc tham chiếu dữ liệu công dân

Cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước phải phù hợp, thống nhất với nhau về dữ liệu công dân và lấy dữ liệu công dân trong CSDQG về dân cư làm gốc.

Yêu cầu phù hợp, thống nhất về nội dung:

Dữ liệu đối tượng công dân trong trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có thể sử dụng để xác định duy nhất một dữ liệu đối tượng công dân trong trong các cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương và ngược lại.

Trừ trường hợp cập nhật dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu của thể nhân trong các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia khác của các Bộ, ngành, địa phương có sai lệch với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải cập nhật thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Yêu cầu phù hợp, thống nhất về cấu trúc

Phần tử dữ liệu công dân trong các CSDLQG khác phải phù hợp với phần tử dữ liệu công dân trong CSDLQG về dân cư. Cụ thể: trường dữ liệu của phần tử dữ liệu công dân có trong cơ sở dữ liệu quốc gia khác, Cơ sở dữ liệu  của các bộ, ngành, địa phương phải có cùng kiểu, và ràng buộc đối với các trường dữ liệu của phần tử dữ liệu công dân có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (nếu các trường dữ liệu đó có trong CSDLQG về dân cư).

Tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật về cấu trúc dữ liệu của các Cơ sở dữ liệu quốc gia khác; cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về cấu trúc dữ liệu công dân được ban hành tại Quy chuẩn kỹ thuật về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư (QCVN 109:2017:BTTTT). Không xây dựng, khai báo, quy định lại cấu trúc dữ liệu đối công dân này mà cần kế thừa và mở rộng nếu cần thiết.

Để đảm bảo yêu cầu thống nhất về nội dung, hướng dẫn này sẽ tập trung vào việc yêu cầu phù hợp, thống nhất về cấu trúc.

 

2.2. Mô hình quan hệ tổng thể dữ liệu công dân trong Chính phủ điện tử

Mô hình quan hệ cơ bản dữ liệu liên quan đến công dân trong Chính phủ điện tử:

  

Công dân: Trong CSDLQG về dân được quy định chi tiết về cấu trúc dữ liệu trao đổi trong Quy chuẩn quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu kết nối với CSDLQG về dân cư  QCVN 109:2017/BTTTT. Dữ liệu gốc về công dân được lưu trữ trong CSDLQG về Dân cư.

Dữ liệu thuộc các nhóm dữ liệu khác trong chính phủ điện tử phải tham chiếu đến CSDLQG về dân cư bao gồm:

  • Chủ sử dụng đất: trong các CSDL liên quan đến đất đai bao gồm cả CSDL đất đai quốc gia và các CSDL của các Bộ, ngành, địa phương.
  • Đối tượng bảo hiểm: là các cá nhân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội được quản lý trong CSDL về bảo hiểm.
  • Đối tượng bảo trợ xã hội: bao gồm người tàn tật, người có công với cách mạng,... được lưu trữ trong các CSDL phục vụ quản lý nhà nước về an sinh xã hội.
  • Công chức, viên chức: trong các CSDL quản lý công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước các cấp.
  • Học sinh, sinh viên, giáo viên: trong các CSDL quản lý về giáo dục của các CQNN, các cơ sở đào tạo.
  • Công dân trong CSDL về căn cước công dân của Bộ Công an.
  • Công dân trong CSDL quản lý hộ tịch của các đơn vị hành chính các cấp.
  • Cá nhân là chủ doanh nghiệp, người góp vốn,...: trong các CSDL quản lý về đăng ký kinh doanh, quản lý doanh nghiệp...
  • Người lao động: trong các CSDL về quản lý lao động trong và ngoài nước, quản lý lao động của các doanh nghiệp (khuyến nghị)...
  • Chủ sở hữu tài sản: trong các CSDL liên quan về tài sản, giao dịch tài sản...
  • Đối tượng thuế cá nhân: trong các CSDL về thuế cá nhân...
  • Tài khoản người tham gia các hệ thống thuộc Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bao gồm cả cán bộ công chức, người dân, người ủy quyền của doanh nghiệp tham gia thực hiện, xử lý các dịch vụ hành chính công.
  • Các đối tương cá nhân khác tham gia vào các giao dịch hành chính cũng như dân sự thuộc các hệ thống trong cơ quan nhà nước, các đơn vị ngoài cơ quan nhà nước (khuyến nghị).
  • Tất cả các đối tượng trên phải tham chiếu đến cấu thúc thông tin công dân lõi để đảm bảo sự thống nhất về thành phần thông tin, thuộc tính dữ liệu, thống nhất trong quá trình kết nối, trao đổi thông tin liên quan đến cá nhân.

2.3. Tham chiếu nội dung dữ liệu công dân giữa các CSDLQG

Một dữ liệu đối tượng công dân lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu quôc gia đều phải cùng xác định (ánh xạ 1-1) đến một thực thể công dân duy nhất và ngược lại. Hay nói cách khác một người được xác định là một công dân Việt Nam được các cơ quan quản lý nhà nước quản lý thống nhất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập thông tin công dân đó vào các CSDL thuộc các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước khác nhau phải đảm bảo cùng xác định duy nhất thông tin của người đó.

(Ví dụ: Số 123456789 là giá trị của thuộc tính khóa (Số chứng minh nhân dân CMND) của một công dân A. Trong tất cả các CSDL của cơ quan nhà nước, nếu phần tử dữ liệu công dân có thuộc tính khóa CMND là 123456789 thì đều xác định duy nhất một công dân A trên thực tế)

 

 

 

 

2.4. Tham chiếu về cấu trúc dữ liệu công dân giữa các CSDLQG

Phần tử dữ liệu công dân được định nghĩa trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật về cấu trúc dữ liệu trao đổi của các cơ sở dữ liệu quốc gia khác phải tham chiếu đến phân tử dữ liệu công dân được quy định trong CSDLQG về dân cư.

 

Phần tử dữ liệu công dân trong CSDLQG về dân cư cư được quy định trong quy chuẩn quốc gia QCVN 109:2017/BTTTT về về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (ban hành tại Thông tư số
02/2017/TT-BTTTT ngày 04/4/2017 Ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư"

Mô hình trao cấu trúc dữ liệu công dân trao đổi với CSDLQG về dân cư được mô tả như sau:

 

 

Mô hình khái niệm cấu trúc dữ liệu công dân trao đổi với CSDLQG về Dân cư[1]

          Tất cả các đối tượng trên phải tham chiếu đến cấu thúc thông tin công dân lõi để đảm bảo sự thống nhất về thành phần thông tin, thuộc tính dữ liệu, thống nhất trong quá trình kết nối, trao đổi thông tin liên quan đến cá nhân.

2.5. Cách thức tham chiếu cấu trúc dữ liệu công dân trong CSDLQG

Phụ thuộc vào tình hình thực tế, chủ quản CSDLQG khác có chưa thông tin về dân cư có thể lựa chọn các hình thức tham chiếu như sau:

  1. Tham chiếu nguyên vẹn phần tử dữ liệu công dân từ CSDLQG về dân cư

Trong trường hợp 15 mục tin trong CSDLQG về dân cư đủ để quản lý và không có nhu cầu phát sinh thêm các mục tin, Các CSDLQG có liên quan sử dụng trực tiếp phần tử dữ liệu được quy định của CSDLQG về dân cư

Đối với trường hơp này, CSDL tham chiếu không định nghĩa lại phần tử dữ liệu công dân mà sử dụng phần tử dữ liệu công dân được quy định tại QCVN 109:2017/BTTTT làm phần tử dữ liệu công dân của mình.

Ví dụ:

 

  1. Mở rộng phần tử dữ liệu công dân từ CSDLQG về dân cư

Dữ liệu công dân trong CSDLQG về dân cư chỉ chứa 15 mục tin theo quy định của Luật Căn cước. Tuy nhiên trong các CSDLQG khác cần chứa nhiều thông tin hơn 15 mục tin, các CSDLQG, CSDL đó cần định nghĩa phần tử dữ liệu công dân kế thừa, mở rộng từ phần tử dữ liệu công dân được quy định tại QCVN 109:2017/BTTTT và bổ sung thêm các trường thông tin cần thiết.

Ví dụ:

Trong trường hợp này, toàn bộ các thuộc tính của phần tử dữ liệu CongDan trong QCVN 109:2017/BTTTT trở thành thuộc tính của phần tử dữ liệu công dân được định nghĩa mới.

  1. Chứa phần tử dữ liệu công dân từ CSDLQG về dân cư.

Đối với các CSDL chứa nhiều thông tin hơn 15 mục tin của CSDLQG về dân cư triển khai xây dựng cấu trúc dữ liệu trao đổi với phương pháp kế thừa phần tử dữ liệu công dân trong CSDLQG không thuận tiện, có thể sử dụng cách thức chứa phần tử dữ liệu công dân từ CSDLQG về dân cư. Cụ thể, định nghĩa một phần tử dữ liệu công dân mới có chứa một trường dữ liệu công dân cơ bản có kiểu là phần tử dữ liệu công dân trong QCVN 109:2017/BTTTT, bổ sung các trường dữ liệu cần thiết cần quản lý khác.

Ví dụ:

Trong trường hợp này, toàn bộ phần tử dữ liệu công dân quy định trong QCVN 109:2017/BTTTT trở thành một thuộc tính của đối tượng công dân định nghĩa mới. Các thuộc tính của phần tử dữ liệu mới không được trùng lặp với các thuộc tính của phần tử dữ liệu CongDan trong QCVN 109:2017/BTTTT.

 

3. HƯỚNG DẪN, KHUYẾN NGHỊ TRONG THIẾT KẾ CẤU TRÚC DỮ LIỆU TRONG MỘT SỐ CSDLQG

3.1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

Cấu trúc thông tin dữ liệu liên quan đến công dân trong CSDL đất đai quốc gia hiện đang được được quy định trong Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai. Trong đó, các đối tượng công dân được quy định là phần tử dữ liệu DC_CaNhanType.

Đặc điểm: DC_CaNhanType được kế thừa từ phần tử dữ liệu trừu tượng DC_NguoiType là phần tử dữ liệu thể hiện đối tượng có quyền sử dụng đất. DC_NguoiType được kế thừa từ phần tử dữ liệu trừu tượng DC_DiaChinhType là đối tượng cơ sở trong địa chính.

Mô hình khái niệm đối tượng đứng tên quyền sử dụng đất [2]

Như vậy, DC_CaNhanType là phần tử dữ liệu được kế thừa hai lớp và vừa là một phần tử dữ liệu địa chính và là phần tử dữ liệu thể hiện đối tượng quyền sử dụng. DC_CaNhanType cũng là phần tử dữ liệu được tham chiếu bởi các phần tử dữ liệu thể hiện đối tượng quyền sử dụng đất khác như đối tượng có quyền sử dụng đất là Hộ gia đình (DC_HoGiaDinhType); đối tượng có quyền sử dụng đất là Vợ chồng (DC_VoChongType); đối tượng có quyền sử dụng đất là tập thể (DC_NhomNguoiType).

Nếu tham chiếu phần tử dữ liệu DC_CaNhanType đến phần tử dữ liệu CongDan trong QCVN 109:2017/BTTTT thì sẽ đảm bảo sự tham chiếu giữa CSDL đất đai quốc gia với CSDL dân cư về mặt cấu trúc.

Cách thức tham chiếu được lựa chọn 1 trong 3 cách tham chiếu theo Mục 2.5 của tài liệu này.

Đối với trường hợp này, cách thức tham chiếu c) Chứa phần tử dữ liệu công dân từ CSDLQG về dân cư được xem là đơn giản nhất khi sửa đổi quy định về cấu trúc dữ liệu nếu muốn giữ sự ổn định của cấu trúc cũ, do DC_CaNhanType hiện đang được kế thừa từ các phần tử dữ liệu trừu tượng và được tham chiếu bởi các phần tử dữ liệu khác.

Mô hình gợi ý điều chỉnh thống nhất với CSDLQG về dân cư

 

Để đảm bảo sự nhất quán về dữ liệu, không trùng lặp giữa các thuộc tính, các thuộc tính của DC_CaNhanType nếu đã tồn tại tương đương trong CongDan sẽ bị loại khỏi DC_CaNhanType.

Khi triển khai mức vật lý XMLSchema: thêm phần tử  với kiểu là CongDanStructure vào DC_CaNhanType:

<element name="{tên thông tin cơ bản}" type="Dancu:CongDanStructure " minOccurs="1" maxOccurs="1" />

vào cấu trúc DC_CaNhan hiện tại.

https://thuvienphapluat.vn/doc2htm/00320823_files/image200.jpg

Lược đồ của nhóm thông tin cá nhân [3]

Có thể sửa đổi thành

<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>

<schema xmlns:DC="http://www.vla.gov.vn/schemas/DC" xmlns:gml="http://www.opengis.net/gml" xmlns:xlink="http://www.w3.org/1999/xlink" xmlns="http://www.w3.org/2001/XMLSchema" xmlns:xsi="http://www.w3.org/2001/XMLSchema-instance" targetNamespace="http://www.vla.gov.vn/schemas/DC" xsi:schemaLocation="DC http://www.vla.gov.vn/schemas/diachinh.xsd" elementFormDefault="qualified" version="1.0" xmlns:Dancu="http://www.mic.gov.vn/dancu/1.0">

  <import schemaLocation="vngmlbase.xsd" namespace="http://www.opengis.net/gml" />

  <import schemaLocation="dancu_core.xsd" namespace="http://www.mic.gov.vn/dancu/1.0" />

............................

<complexType name="DC_CaNhanType">

  <complexContent>

    <extension base="DC:DC_NguoiType">

      <sequence>

        <element name="loaiDoiTuong" type="integer" minOccurs="1" maxOccurs="1" />

        <element name="thongTinCoBan" type="DanCu:CongDanStructure" minOccurs="1" maxOccurs="1" />

      </sequence>

    </extension>

  </complexContent>

</complexType>

......................

</schema>

Lược đồ XML Schema gợi ý điều chỉnh tham chiếu đến QCVN 109:2017/BTTTT của CSDLQG về dân cư

3.2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Hiện tại, CSDLQG về đăng ký doanh nghiệp chưa được ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật liên quan. Vì vậy, các thông tin về cấu trúc dữ liệu trao đổi chưa được chuẩn hóa. Một số trường hợp kết nối trao đổi dữ liệu còn mang tính đặc thù. Dữ liệu trao đổi XML không được định nghĩa cấu trúc dữ liệu. Khi sử dụng phương pháp mô hình hóa dữ liệu tái lập từ thông điệp dữ liệu, cấu trúc mang đặc tính xuất phát từ cấu trúc bảng trong CSDL quan hệ (mô hình dữ liệu vật lý).

Cấu trúc được tái lập từ thông điệp trao đổi XML như sau (thành phần có liên quan đến công dân):

Mô hình khái niệm (thành phần) vị trí công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp [4]

Trong trường hợp này, mặc dù CSDLQG về đăng ký doanh nghiệp chưa được chuẩn hóa về mặt cấu trúc dữ liệu trao đổ theo Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT nhưng đã tồn tại một cấu trúc nhất định như mô hình tái lập trên. Quá trình chuẩn hóa cấu trúc dữ liệu trao đổi đảm bảo phù hợp với CSDLQG về dân cư thì phần tử dữ liệu Cá nhân phải tham chiếu đến phần tử dữ liệu CongDan trong QCVN 109:2017/TT-BTTTT.

Cách thức tham chiếu được lựa chọn 1 trong 3 cách tham chiếu theo Mục 2.5 của tài liệu này.

Đối với trường hợp này, cách thức tham chiếu b) Mở rộng phần tử dữ liệu công dân từ CSDLQG về dân cư là tốt nhất. Cụ thể mô hình khái niệm sẽ sửa đổi thành:

Mô hình gợi ý cấu trúc thành phần đối với CSDLQG về đăng ký doanh nghiệp.

Mẫu định nghĩa cấu trúc dữ liệu trao đổi XSD gợi ý như sau:

 

<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>

<schema ...........

  elementFormDefault="qualified" version="1.0" xmlns:Dancu="http://www.mic.gov.vn/dancu/1.0">

  < import schemaLocation="dancu_core.xsd" namespace="http://www.mic.gov.vn/dancu/1.0 " />

................

  <complexType name="CaNhanStructure">

    <complexContent>

      <extension base="Dancu:CongDanStructure">

        <sequence>

          ......các thuộc tính cần bổ sung thêm

        </sequence>

      </extension>

    </complexContent>

  </complexType>

  .................................

</schema>

 

Lược đồ XML Schema gợi ý tham chiếu cấu trúc dữ liệu trao đổi của CSDLQG về doanh nghiệp với CSDLQG về Dân cư

 

3.3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm

Hiện tại, CSDLQG về bảo hiểm chưa xây dựng các tài liệu tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật về cấu trúc thông điệp trao đổi với CSDLQG về bảo hiểm. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang xây dựng Đề án CSDLQG về bảo hiểm với một số định hướng về giải pháp thực hiện.

Về cấu trúc thông tin CSDLQG về bảo hiểm định hướng có mô hình cấu trúc dữ liệu trao đổi sau:

 

Mô hình khái niệm (định hướng) vị trí công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm[5]

Để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với CSDLQG về dân cư, phần tử dữ liệu CongDan trong mô hình trên phải tham chiếu đến phần tử dữ liệu CongDan trong QCVN 109:2017/BTTTT. Để đảm bảo điều này, Mô hình khái niệm trên được chuyển đổi như sau:

 

Mô hình gợi ý tham chiếu cấu trúc dữ liệu trao đổi của CSDLQG về Bảo hiểm với CSDLQG về Dân cư

Đối với mô hình mức vật lý khi triển khai gợi ý tham chiếu như sau.

 

<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>

<schema ...........

  elementFormDefault="qualified" version="1.0" xmlns:Dancu="http://www.mic.gov.vn/dancu/1.0">

  < import schemaLocation="dancu_core.xsd" namespace="http://www.mic.gov.vn/dancu/1.0 " />

 

................

  <complexType name="CaNhanStructure">

    <complexContent>

      <extension base="Dancu:CongDanStructure">

        <sequence>

          ......các thuộc tính cần bổ sung thêm

        </sequence>

      </extension>

    </complexContent>

  </complexType>

  .................................

</schema>

 

Lược đồ XML Schema gợi ý tham chiếu cấu trúc dữ liệu trao đổi của CSDLQG về Bảo hiểm với CSDLQG về Dân cư

Lượt xem: 718
TIPC item

Liên kết website

Lượt truy cập

Thành viên online: 01